Cây ngũ gia bì được biết tới như là một loại thực vật đa năng, nó vừa có giá trị trong y học lại vừa có thể thanh lọc không khí tốt, luôn xanh tốt tạo mảng xanh cho không gian nội và ngoại thất. Không lạ gì kho nó là loại cây được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà.
Cây ngũ gia bì là một loại thực vật thảo được, nó được sử dụng phổ biến trong các vị thuốc đông y cổ xưa, Không chỉ riêng có Việt Nam mà các quốc gia Đông Nam Á khác cũng rất hay sử dụng loại cây này làm thuốc. Ngũ gia bì là tên gọi khá chung dành cho một số loài có tương tự như là: ngũ gia bì gai, ngũ gia bì hương và ngũ gia bì chân chim.
Cả ba loại cây ngũ gia bì đều có tác dụng làm thuốc, nhưng chúng thực sự thực sự khác loài với nhau. Trong bài viết này chỉ giới thiệu về cây ngũ gia bì chân chim, một loại cây có tính ứng dụng cao, về nhiều mặt trong cuộc sống.
Cây ngũ gia bì chân chim rất được chuộng trồng làm cảnh vì nó vừa có thể trồng được cả ngoài trời và trong nhà. Loài này rất dễ sống, bạn không cần tốn nhiều công sức và thời gian cho nó nhưng vẫn rất khỏe mạnh.
Đó chính là ưu điểm tuyệt vời mà nhiều người lựa chọn cây ngũ gia bì châm chim làm cảnh.
Trong thành phần vỏ cây và vỏ rễ của cây ngũ gia bì chân chim có các thành phần quý như saponin, tanin và tinh dầu.

Điều này cho thấy cho rất nhiều giá trị thực tiễn để cho con người khai thác. Hãy cùng tìm hiểu qua những đặc điểm, giá trị và tính ứng dụng của cây ngũ gia bì chân chim.
I – Đặc điểm cây ngũ gia bì
Tên gọi ngũ gia bì chân chim được dùng để phân loại với một số loài khác cũng có tên là cây ngũ bì. Người xưa đặt tên “châm chim” là vì phần cuống lá phân chia thành những cuống lá nhỏ tạo thành hình dánh xòe ra nhiều nhánh, rất giống với châm chim. Bên cạnh cái tên “chân chim” thì loài cây này còn được gọi là “cây chân vịt”.
Chưa dừng lại, tên gọi của loài ngũ gia bì này còn rất nhiều như là: Cây sâm nam, cây dáng, cây lá dằng, nga chưởng sài, mạy tảng (Tày), co tan (Thái), áp túa diẳng (Dao), xi tờ rốt (K’ho), lông veng vuông (Ba Na). Nghe qua một loại tên thì ta cũng thấy đây là một loài thực vật rất phổ biến tại nước ta, nó phân bổ rộng khắp các vùng miền và loài thực vật có sức sống rất mãnh liệt.
- Danh pháp khoa học: Schefflera heptaphylla
- Tên gọi khác: Sâm nam, cây dáng, lá dằng, nga chưởng sài, mạy tảng (Tày), co tan (Thái), áp túa diẳng (Dao), xi tờ rốt (K’ho), lông veng vuông (Ba Na)
- Tên tiếng Anh: Umbrella plant
- Phân họ: Nhân sâm (Araliaceae)
- Khí hậu: Nhiệt đới
- Yêu cầu ánh sáng: Trồng được trong mát và ngoài nắng
- Nhu cầu nước: 300 – 350ml/ngày
- Nguồn gốc xuất sứ: Châu Á

Tên khoa học của cây ngũ gia bì chân chim là Schefflera heptaphylla, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae). Chúng xuất hiện nhiều tại các quốc gia Châu Á, như là Trung Quốc, Malaysia, Nhân Bản, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Đây thực sự là nguồn tài nguyên chứa các hợp chất tự nhiên rất phong phú và có nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Cây ngũ gia bì chân chim mọc hoang ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta.

Với kiểu dáng lá độc đáo, lá có hình dạng giống với chân chim, chân vịt bởi trên mỗi nhánh lá mọc xòe ra từ 6 – 8 lá chét, mỗi lá có hình dàng thuôn dài hơi bầu, lá mọc so le với nhau. Chiều cao trung bình thường thấy là từ 1,5 – 2m, nhưng vẫn có một số cây cổ thụ có thể cao trên 8m, thậm chí có thể cao tới 15m trong tự nhiên.
Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt.
II – Có mấy loại cây ngũ gia bì?
Có hai loại ngũ gia bì đó là: ngũ gia bì xanh và ngũ gia bì cẩm thạch. Giữ hai loại này được phân biệt dựa vào màu sắc trên lá cây của chúng, còn đặc điểm còn lại thì giống nhau. Lá của cây ngũ gia bì cẩm thạch thì có những vết loang màu vàng, tạo cho cây thêm màu sắc và độ rực rỡ nhất định.


Cây ngũ gia bì cẩm thạch có sức chịu bóng kém hơn so với cây ngũ gia bì xanh. Do đó, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn cây ngũ gia bì cẩm thạch trong nhà. Chúng cũng không chịu được nắng trực tiếp, trong trường hợp nắng gắt thì nên chuyển cây vào bóng mát vì có thể khiến cây bị cháy lá.
III – Công dụng của cây ngũ gia bì
1 – Cây cảnh ngũ gia bì
Ngũ gia bì là thực vật có sức sống rất mãnh mẽ, chúng vừa có khả năng chịu được râm mát, ít nắng lại vừa có thể trồng ngoài trời tạo cảnh quan. Vì thế, không có gì lạ khi cây ngũ gia bì là một loại cây cảnh đang ngày một phổ biến. Loài cây này không cần tới nhiều công chăm sóc vì chúng có sức kháng bệnh rất tốt, cũng ít khi bị sâu bọ tấn công.
Người ta lựa chọn cây ngũ gia bì trồng tạo cảnh quan vì chúng có màu xanh mát, nhiều lá và không cần chăm sóc trong thời gian gian dài. Rất dễ dàng để tạo một mảnh xanh bằng cây ngũ gia bì vì chúng phát triển khá nhanh chóng.
Cây ngũ gia bì cũng được lựa chọn để làm cây trong nhà, vì chúng có khả năng chịu mát rất tốt. Và loài này được trồng với ý nghĩa phong thủy nhiều hơn, nó cũng được trồng mới mục đích cải tạo không khí, và giúp tạo mảng xanh cho không gian nội thất rất tốt.
Một số người còn sử dụng cây ngũ bì làm cây bonsai với nhiều dáng khá đẹp mắt. Bằng phương pháp trồng thiếu dinh dưỡng khiến cho cây ngũ gia bì phát triển chậm nhưng thân cây phình to ra nhìn rất đẹp mắt.
Một tác phẩm ngũ gia bì bonsai cần có thời gian chăm sóc trung bình trên 3 năm. Với một cây ngũ gia bì bonsai đặt trên bàn làm việc chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm hứng làm việc.

2 – Cây ngũ gia bì chống muỗi
Tương truyền, cây ngũ gia bì là một loài cây có khả năng đuổi muỗi rất tốt, nhưng có thật là loài cây này đuổi được muỗi hay không? Trên thực tế, khi trồng cây ngũ gia bì trong vườn, thì tôi nhận thấy muỗi có vẻ không dám lại gần cây này. Có thể muỗi sợ một loại chất nào đó có trong cây, nhưng tác dụng thì không thần kì như nhiều trang báo viết.
Theo các tài liệu khoa học, bên trong vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim có chứa Asiaticoside. Chất Asiaticoside và scheffoleoside B được phân lập từ vỏ thân cây Schefflera heptaphylla. Tên danh pháp của Asiaticoside là 1-O-acyl-D-glucose pyranose, là một hợp chất hưu cơ được tìm thấy trong tự nhiên.
Chính loại chất Asiaticoside này đã giúp đuổi muổi hiệu quả, nhưng với nồng độ khá ít nên trên thực tế thì bạn chỉ trồng có vài cây này nên hiệu quả đuổi muỗi chẳng là bao cả. Ngoài ra, Asiaticoside là một chất có khả năng kháng khuẩn tự nhien và có hoạt tính diệt nấm chống lại được mầm bệnh và nấm. Đây là cơ chế kháng bệnh tự nhiên tuyệt vời của cây ngũ gia bì chân chim.
3 – Trong đông y, cây ngũ gia bì có tác dụng gì?
Ngũ gia bì là loại cây đa chức năng, những tác dụng của cây ngũ gia bì đối với sức khỏe con người mới chính là điều được nhiều người quan tâm tới. Từ xưa thì tên của loài này đã có trong các vị thuốc cổ, và nó vẫn được sử dụng rất phổ biến cho tới ngày nay.
Theo một nghiên cứu từ Viện dược liệu Việt Nam, họ cho tách chiết dịch có trong vỏ thân cây ngũ gia bì rồi tiến hành thí nghiệm hoạt tính trên các loại động vật. Thí nghiệm cho thấy loại dịch chiết vỏ cây này có tác dụng hoạt huyết, kích thích thần kinh rất rõ rệt.
Dược điển Việt Nam tập II có ghi
Vỏ cây có vị cay, tính tấm, có mùi thơm đặc trưng, có thể tác dụng vào 2 thận, kinh can chủ trị bệnh thấp hàn, đau lưng, nhức xương, đàn ông liệt dương, phụ nữ viêm âm hộ, trẻ em còi xương chậm lớn, xẹp phù thũng. Ngoài ra, vỏ cây còn được dung để đắp vào vết thương tụ máu, chân nứt nẻ, lá có tác dụng lợi tiểu.

Bên trong cây ngũ gia bì gồm có thành phần saponin, và nhiều loại hợp chất tinh dầu khác nhau. Một số tác dụng của cây ngũ gia bì trong y học cổ truyền là:
- Trị bệnh xương khớp: Ngũ gia bì là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chưa trị đau nhức xương khớp. Tác dụng giúp mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức. Ngoài ra nó còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt.
- Gia tăng hệ miễn dịch: Trong ngũ gia bì các các hoạt chất giúp cơ thể thúc đẩy sự hình thành kháng thể, tự điều chỉnh hệ miễn dịch, kháng lại tế bào ung thư và virus. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng kháng viêm, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm,…
- Chống suy nhược cơ thể: Ngũ gia bì được xem như một loại nhân sâm, nó còn có tên là Sâm Nam bởi có tác dụng chống suy nhược cơ thế, giảm mệt mỏi. Có thể sử dụng thường xuyên như một loại thuốc giúp tăng cường thể lực, điều tiết tế bào hồng cầu, giải độc và giúp chống lão hóa.
- Tác dụng an thần: Ngũ gia bì có tác dụng điều hòa thần kinh giúp cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Mặc dù có tác dụng gây hưng phấn nhưng loại dược liệu này không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc giúp chữa rồi loạn cương dương: xem tại đây
4 – Tác dụng của ngũ gia bì theo y học hiện đại
Không chỉ là một vị thuốc có trong các sách y học cổ, mà ngũ gia bì còn được rất nhiều nhà khoa học quan tâm vì những giá trị bên trong của nó. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã tìm thấy bên trong cây ngũ gia bì có rất nhiều hợp chất tự nhiên rất quý.
Và cây ngũ gia bì đang được trồng rất nhiều để phục vụ cho việc khai thác, chiết suất để làm thuốc trong ngành dược. Dưới đây là một số tác dụng đã được chứng minh hiệu quả và ứng dụng trong y học hiện đại:
- Tăng cường đề kháng: Có tác dụng chống lại mệ mỏi hiệu quả, thậm chí còn được đánh gia cao hơn cả nhân sâm. Nó còn giúp duy trì thể trạng trong tình trạng thiếu oxy, tăng nhiệt cơ thể do hoạt động liên tục.
- Giải độc cơ thể: Giúp cơ thể giải độc hiệu quả, điều hòa hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
- Điều hòa thần kinh: Giúp cân bằng trạng thái thần kinh giữ hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh.
- Tăng cường trí nhớ: Giúp cải thiện trí nhớ nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Và giúp chống lão hóa, tăng cường tuyến sinh dục và xúc tiến tế bào tái sinh.
- Kháng viêm: Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch vì có thể kháng tế bào ung thư và kháng virus.
- Hạ huyết áp: Ngũ gia bì còn có tác dụng giảm huyết ám hiệu quả.

IV – Ý nghĩa cây ngũ gia bì trong phong thủy
Nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng trong với sức khỏe con người, cây ngũ gia bì còn được trồng làm cây phong thủy trong nhà, với nhiều ý nghĩa hỗ trợ cho gia chủ. Đặc điểm hình dáng của lá cây ngũ gia bì chính là biểu hiện cho những ý nghĩa này. Nếu để ý bạn sẽ thấy lá cây rất giống với những bàn tay xòe ra để hứng lộc trời.
Với những đôi bàn tay hứng lộc này trong nhà, gia đình bạn sẽ không phải lo bị thất thoát đi tiền tài. Trong phong thủy thì cây ngũ gia bì được xem là loại cây có khả năng thu hút tài lộc cho gia chủ. Từ đó giúp mang lại vượng khí cho không gian đặt cây.

Các vị chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hay người đang kinh doanh là những đôi tượng rất thích hợp trồng loại cây này. Nếu đặt trên bàn làm việc một cây ngũ gia bì nó sẽ giúp thu hút tài lộc giúp cho con đường tài vận gặp thuận lợi, phát triển ổn định đồng thời giúp chủ nhân củng cố được tiền bạc, vững chắc trong tài chính, giữ cho tài sản ít bị hao hụt khi gặp sự cố.
V – Cây ngũ gia bì hợp tuổi nào?
Từ “Ngũ” lấy trong ngũ gia bì tương ứng số 5, là năm mệnh ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Do đó, cây ngũ gia bì phù hợp với hầu hết các mệnh, và hợp với tất cả tuổi trong 12 con giáp. Một lưu ý khi lựa chọn cây ngũ bì để gia tăng hiệu quả phong thủy tốt nhất. Ta cần chú ý tới các yếu tốt sau:
- Mệnh Kim: Người mang mệnh Kim hợp với các nâu đất nên sử dụng chậu cây có màu này khi trồng ngũ gia bì.
- Mệnh Thủy: Tương tự, người mệnh Thủy nên lựa chọn chậu cây có màu phù hợp như màu vàng và trắng.
- Mệnh Mộc: Cây hòa hợp với cây nên khi trồng sẽ mang ý nghĩa thịnh vượng, càng trồng càng phát triển hơn nữa.
- Mệnh Hỏa: Vì cây cối sinh ra lửa, nên trồng cây rất có ý nghĩa đối với người mệnh hỏa.
- Mệnh Thổ: Nên chọn đỏ, cam, tím để gia tăng tính hòa hợp và tương sinh.

Nếu xét theo phong thủy, cây ngũ gia bì rất phù hợp với người tuổi Dần, không kể độ tuổi nào. Nếu gia chủ tuổi Dần mà trồng cây ngũ gia bì thì chúng sẽ giúp hạn chế những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh của họ. Với nguồn vượng khí dồi dào mà cây mang lại sẽ giúp cho gia chủ có được một cuộc sống thịnh vượng, công thành danh toại, phát tài phát lộc.
Đối với các tuổi còn lại thì cây ngũ bì cũng mang lại những giá trị rất tích cục cho người trồng. Vì thế, bạn nên sở hữu một cây ngũ gia bì trong nhà của mình.
VI – Kỹ thuật chăm sóc cây cơ bản
1 – Ánh sáng
Cây ngũ gia bì không cần nhiều ánh sáng để phát triển, tức là bạn nên đặt nó tại các khu vực khuất ánh nắng mắt trời. Tuy nhiên, cũng không nên đặt cây tại khu vực quá tối sẽ khiến cây bị còi cọc, chậm phát triển. Các vị trí ánh sáng vừa đủ như là: bên hiên nhà, dưới tán cây mát mẻ, cạnh bên cửa sổ…
2 – Tưới nước
Trong tự nhiên, ngũ gia bì có sức chịu hạn rất tốt, nên đôi khi “nhịn khát” đôi chút cũng chẳng sao cả. Tuy nhiên, bạn cần tưới nước điều độ thì cây sẽ luôn xanh tốt và phát triển tốt hơn. Nên để cây thật khô rồi hãy tưới thật đẫm là tốt nhất.
3 – Giá thể
Giá thể là một hỗn hợp được trộn từ một số nguyên liệu hòng thay thế cho đất. Giá thể trồng cây cần đảm bảo tính thoát nước tốt, độ tơi xốp và có dinh dưỡng đầy đủ. Hãy sử dụng loại giá thể có những tính chất này để trồng cây ngũ gia bì.
4 – Cắt tỉa và vệ sinh
Định kì làm “thẩm mỹ” lại cho cây bằng cách tỉa đi những nhánh lá hỏng, và lau lại bề mặt lá sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Khi cắt tỉa cây sẽ giúp cây tiết kiệm nguồn dinh dưỡng lớn cho các bộ phân này, và cũng tạo ra kích thích cho cây ra nhánh mới khỏe hơn.
5 – Khi nào thì bón phân
Ngũ gia bì không cần bón phân, nó hầu như chẳng có nhu cầu hấp thu dinh dưỡng sao ấy. Thậm chí, người ta còn dùng phương pháp “suy dinh dưỡng” để tạo dáng bonsai. Tuy nhiên, nếu bạn muôn cây phát triển tối ưu thì nên bón phân định kình 1 tháng/lần. Nên sử dụng phân hữu cơ thôi nhé. Mỗi lần bón có thể pha loãng để tưới vào gốc.
Một số câu hỏi về cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì giá bao nhiêu?
Ngũ gia bì là một loại cây cảnh cao cấp. Với cây nhỏ thì có giá dao động từ 100k đến 200k. Còn những loại cây lớn sẽ có giá cao hơn. Đặc biệt là cây có dáng bonsai trồng lâu năm.
Lá cây ngũ gia bì có ăn được không?
Không chỉ ăn được mà thậm chí có thể dùng làm thuốc. Lá cây Ngũ Gia Bì phơi khô sắc nước uống còn có thể giúp bệnh hen suyễn thuyên giảm, nâng cao sức đề kháng.
Cây ngũ gia bì có trồng trong nhà được không?
Hoàn toàn có thể trồng được. Xem hướng dẫn cách trồng cây ngũ gia bì.
MOW Garden Team
- Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Cây Thường Xuân
- Hoa kim tiền trông như thế nào? Cây kim tiền ra hoa có ý nghĩa gì?
- Cây Bàng Singapore: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc đầy đủ
- Cây hạnh phúc là cây gì? Hướng dẫn cách chăm sóc cây hạnh phúc trong nhà
- 22 Loại Cây Xanh Trồng Trong Phòng Khách Giúp Rước Tài Lộc Vào Nhà