Peat Moss (hay Rêu than bùn) đang là một cụm từ nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng trồng cây. Mặc dù mới chỉ du nhập về Việt Nam những năm gần đây, giá thành cũng không hề thấp, nhưng Peat Moss lại luôn nằm trong nhiều công thức giá thể trồng cây.

Peat Moss được sử dụng rỗng rãi trong làm vườn tại Chậu Âu và Mỹ, nhưng nó vẫn còn rất xa lạ khi được nhắc tới tại Việt Nam. Khi dịch sang Tiếng Việt thì Peat Moss có nghĩa là Rêu than bùn, nghe giống như một loại than mùn được khai thác tại các khu đầm lầy.

peat moss la gi 1

Loại hỗn hợp này được sử dụng rất nhiều để làm giá thể trồng cây, ươm mầm hoặc là cấy ghép rất nhiều. Và hiện cũng có rất nhiều bài viết chia sẻ về công thức giá thể có thành phần của Peat Moss. Nhìn thấy thành quả thu được từ những người đi trước, tất nhiên là nó cũng khiến ta tò mò và không biết liệu Peat Moss là gì? Tính hiệu quả ra sao?

Và tong bài viết này, MOW Garden sẽ giới thiệu tới các bạn một số thông tin mà mình tìm hiểu được về loại Rêu than bùn (Peat Moss) này.

I – Rêu than bùn Peat Moss là gì?

Về cơ bản Rêu than bùn hay Peat Moss là một loại vật chất sinh học được tích lũy theo thời gian, và hình thành từng lớp một qua quá trình phân giải không hoàn toàn xác thực vật bên dưới đáy đầm lầy. Do quá trình phân giải trong điều kiện yếm khí (bên dưới mặt nước) nên xác thực vật chỉ phân giải một phần. Khác với các loại chất mùn bị phân giải hoàn toàn.

reu than bun peat moss la gi 2

Theo thời gian thì xác thực vật như lá cây, cành cây, rễ cây,… rớt xuống theo từng lớp một và bắt đầu hình thành một thảm Rêu than mùn. Hãy tưởng tượng việc ủ phân hữu cơ bằng rác hữu cơ tại gia đình, khi chúng ta cho phân giải không hoàn toàn thì chúng vẫn giữ lại một phần cấu trúc của thực vật.

Peat Moss cũng được hình thành như vật nhưng nằm bên dưới đáy đầm lầy, nhưng khác ở phân hữu cơ đó là than bùn rêu có thành phần chủ yếu là rêu. Và điều này cũng lý giải cho tên gọi Rêu than bùn (Peat Moss), vì một lượng lớn than bùn trong đó được cấu thành bởi rêu Sphagnum.

Vào một ngày đẹp trời, người ta cho vớt các lớp Rêu than mùn (Peat Moss) bên dưới đáy đầm lầy lên, rồi cho qua quy trình xử lý, sấy khô, đóng gói lại, và cuối cùng là những sản phẩm nằm trên các kệ siêu thị. Tại nước ta, Rêu than bùn (Peat Moss) thường được phân phối với giá dao động từ 270.000đ – 320.000đ / 70L.

Ngoài ra, nó còn được xem là một loại vật liệu thân thiện với môi trường và có cấu trúc dạng sợi đàn hồi mỏng nên rêu than bùn đã từng được ứng dụng trong y tế, sản xuất khăn ăn, tả lót, sản phẩm vệ sinh phụ nữ, đèn bấc,…

II – Phân loại than bùn Peat Moss

Rêu than bùn (Peat Moss) sau khi được xử lý tại nhà máy, nó được sàng lọc và phân loại dựa trên hàm lượng chất hữu cơ thành những sản phẩm loại I – II – III. Rêu than mùn (Peat Moss) càng có hàm lượng hữu cơ cao thì càng có giá trị đối với cây trồng. Chúng ta có thể phân loại thành 3 loại hiện đang phổ biến trên thị trường:

  • Loại I: Rất giàu chất dinh dưỡng, sở hữu hàm lượng hữu cơ cao nhất từ 30% – 35%, có độ mịn 3,5mm và than loại I có màu đen sậm, tan một phần trong nước.
  • Loại II: Có độ mịn tương đương với Rêu than bùn loại I, nhưng có hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn từ 17% – 25%. Loại này có màu đen nhạt hơi nâu.
  • Loại III: Độ mịn thấp nhất 5,5mm và có hàm lượng hữu cơ nhỏ hơn <16%. Than loại III có màu nâu đen.
reu than bun peat moss la gi

III – Công dụng của Peat Moss trong làm vườn

Rêu than bùn (Peat Moss) có khả giữ ẩm cực kì tốt, nên người ta thường phải phối trộn nó với một số loại nguyên liệu khác, nhằm tránh tình trạng đọng nước lại quá nhiều khiến cây bị úng nước. Bạn có thể tham khảo một số công dụng phổ biến của Peat Moss như là:

1 – Dùng trong gieo hạt, giâm cành 

Bên trong hạt giống vốn đã trữ một lượng dinh dĩnh đầy đủ cho quá trình nảy mầm, nên không nhất thiết phải được gieo trong môi trường giàu dinh dưỡng. Để tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao thì việc lựa chọn chất trồng phù hợp đóng vài trò rất quan trọng.

Chất trồng để gieo hạt sẽ thường có khả năng giữ ẩm tốt, và Rêu than bùn (Peat Moss) là một trong số đó. Ngoài ra, nó còn có khả năng có khả năng ngăn chặn nấm mốc, nguồn bệnh cho cây non giúp cây phát triển được khỏe mạnh.

2 – Dùng cải tạo lại đất

Nếu như đã từng trồng cây trên một loại đất đã được khai thác quá mức thì hẳn là bạn sẽ không xa lạ gì về tình trạng đất thịt bị chai cứng, vón cục và kém thoát nước. Điều này làm cho cây trồng rất khó phát triển, rễ không đâm sâu được, và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng kém khiến cho cây trồng còi cọc, đạt năng xuất thấp.

Sử dụng Rêu than bùn (Peat Moss) để trộn với đất thịt đã chai cứng là một giải pháp rất tuyệt vời. Cách này được dùng rất nhiều tại các nước Châu Âu. Rêu than thùn (Peat Moss) khi đi vào trong lòng đất sẽ giúp hình thành những cấu trúc lỗ xốp bên dưới, làm đất mềm và tơi xốp hơn, tạo điều kiện cho hệ thống rễ cây phát triển và dễ hô hấp hơn.

Rêu than bùn (Peat Moss) còn giống như một cái “kho” dự trữ nước và chất dinh dưỡng, giúp cho cây sử dụng khi cần thiết, và cũng tránh trình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng, tiết kiệm lượng phân bón sử dụng.

3 – Dùng làm giá thể trồng cây

Rêu than bùn (Peat Moss) được sử dụng làm nguyên liệu để trộn làm giá thể trồng rất hiệu quả. Nó thường được phối trộn thêm một số loại nguyên liệu như đá Perlite, xơ dừa, Vermiculite,… Việc phối trộn thêm Peat Moss vào giá thể sẽ giúp cải thiện tính tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm.

Bên cạnh đó, Rêu than bùn (Peat Moss) cũng chứa một hàm lượng chất hữu cơ nhất định, giúp cung cấp một số loại chất dinh dưỡng giúp cho cây phát triển một thời gian.

Đối với một số loại cây thì thậm chí không cần bón phân thêm. Công thức giá thể phối trộn đôi khi cũng rất đơn giản chỉ Peat Moss + đá Perlite là đủ.

Để biết cách phối trộn Peat Moss sao cho hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những đựa điểm của Peat Moss là gì?

Từ đó có thể tự mình tìm ra được công thức phối trộn giá thể phù hợp cho cây trồng của mình.

peat moss la gi

IV – Những ưu nhược của Peat Moss là gì?

1 – Ưu điểm

Là một loại nguyên liệu mang lại tính hiệu quả cao trong làm vườn, Peat Moss giống như một người bạn thân thiện với những người “yêu vườn”, nó giúp cho công việc chăm sóc cây trở nên đơn giản hơn, và cũng đảm bảo tính hiệu suất.

Khi du nhập về Việt Nam, Peat Moss dần được nhắc tới rất nhiều, và nó thường được sử dụng cho những loại cây kiểng lá đắt tiền. Rêu than bùn (Peat Moss) là có khả năng hút nước cao, giữ ẩm tốt, vật liệu vô trùng, ít bị nén chặt và phù hợp với các loại cây có tính axit. Và dưới đây là ưu điểm nổi bật:

+ Khả năng giữ ẩm tốt

Khả năng thấm hút tuyệt vời của Peat Moss giúp nó luôn duy trì độ ẩm cao trong đất, với mức độ giữ nước cao từ 15 – 26 lần thể tích khô, và giữ nước tốt hơn nhiều loại nguyên liệu khác. Đặc tính này cực kì phù hợp đối với những loại cây ưu ẩm như trầu bà, dương xỉ…

Vì khả năng giữ nước của rêu than bùn rất cao nên bạn cần lưu ý lượng nước và tần suất tưới cây để tránh tình trạng cây bị úng rễ. Hoặc đơn giản là phối trộn nó với một số loại nguyên liệu khác để giảm giúp cho giá thể trở nên thông thoáng hơn.

+ Sạch sẽ và vô trùng

Rêu than bùn (Peat Moss) được đánh giá là một loại giá thể thân thiện với cây trồng vì nó hoàn toàn sạch sẽ, không bị lẫn tạp chất và vô trùng. Đặc điểm này giúp tạo nên môi trường lý tưởng để trồng những loại cây mềm, nhỏ hoặc dễ bị tổn thương.

Với những loại cây kiểng lá đắt tiền, hiếm có thì việc sử dụng Rêu than bùn (Peat Moss) mang lại cho bạn sự yên tâm, đỡ phải suy nghĩ quá nhiều về cách xử lý giá thể trước khi trồng.

cung cấp cho cây môi trường sống lý tưởng để cây sống tốt. Bản chất rêu than bùn luôn sạch sẽ, vô trùng nên không chứa bất kỳ hóa chất độc hại hay mầm bệnh nào đe dọa đến cây trồng của bạn. Rêu than bùn có độ tơi nhất định, bạn dễ dàng quét dọn hoặc rửa sạch chậu cây khi trồng trong nhà.

+ Tơi xốp và thoáng khí 

Điều tuyệt vời nhất mà Rêu than bùn mang lại đó chính là khả năng duy trì mức độ tơi xốp, vì nó rất ít bị phân hủy như những loại giá thể hữu cơ khác. Đặc điểm này khá giống với đá Perlite, và loại hỗn hợp giá thể Peat Moss + đá Perlite trên thực sự đã mang lại hiệu quả lâu dài.

Đối với một số loại giá thể hữu cơ như phân rơm, xơ dừa hay đất thịt thì sau một thời gian sử dụng thì nó thường bị nén lại, vón cục, thoát nước kém. Do đó, việc trộn rêu than bùn vào đất thịt sẽ giúp rễ dễ dàng hấp thụ nước, chất dinh dưỡng để hệ thống rễ cây phát triển dễ dàng.

+ Trọng lượng nhẹ, dễ dàng tái sử dụng

Với trọng lượng khá nhẹ giúp cho việc sử dụng Rêu than bùn trở nên dễ dàng hơn. Thích hợp sử dụng với những loại cây trồng trong chậu, dễ thay đất và cũng dễ dàng di chuyển chậu cây khi cần thiết, đặc biệt là những loại chậu cây cảnh trong nhà.

Bên cạnh đó, rêu than bùn có thể sử dụng trong nhiều năm và dễ dàng tái sử dụng ủ phân bón cho cây trồng. Khi rêu than bùn được dùng để ủ phân compost, chúng hạn chế mùi hôi của quá trình phân hủy các chất trong đó.

2 – Nhược điểm

Không có một loại vật liệu nào là hoàn hảo, và Rêu than bùn (Peat Moss) cũng không là ngoại lệ, nó cũng có một số mặt hạn chế nhất định. Bên cạnh việc hiểu về những ưu điểm, thì việc nắm rõ nhược điểm sẽ giúp bạn tối ưu quá trình sử dụng của loại giá thể này tốt hơn.

+ Hàm lượng chất dinh dưỡng kém

Rêu than bùn (Peat Moss) hầu như không chứa chất dinh dưỡng cho cây, nó giống như Đá perlite, chỉ có tác dụng hỗ trợ tạo chất trồng chứ hầu như không có dinh dưỡng. Vì thế, để giúp cho cây có thể phát triển bình thường, chúng ta cần phải bổ sung một loại dưỡng chất như Humic, phân hữu cơ, vi chất,… vào trong giá thể.

Bù lại, Rêu than bùn (Peat Moss) giống như những “kho chứa” giúp lưu trữ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng rửa trôi phân bón. Và cấu trúc xốp còn giúp cho phân bón thải ra từ từ, nhờ vậy cây mới có thể sử dụng hết các chất dinh dưỡng trong thời gian phát triển.

+ Rêu than bùn có tính axit

Rrêu than bùn có tính axit nhẹ nên sẽ rất phù hợp với các loại cây có tính axit như: dâu tây, bông cải, việt quất, hoa trà, ớt xanh… Tuy nhiên, rêu than bùn sẽ không phải là giá thể lý tưởng cho các loại cây trồng có tính kiềm.

Team MOW Garden

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *