Trồng sen đá đang là một trào lưu được giới trẻ ưu chuộng Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý sen đá khi mới mua về khiến cho cây sau đó bị rụng lá, héo úa và không thể phát triển nổi.

Loài sen đá có nguồn từ những đất nước có điều kiện khí hậu khô cằn và khắc nghiệt, vì vậy chúng có khả năng tích trữ nước để tồn tại qua những đợt khô hạn kéo dài. Vậy không thể nói loài sen đá là “đỏng đảnh” được, bởi nó có thể sống xót trong những điều kiện khó khăn kia mà, thậm chí gần như “bất tử” với những điệu như vậy.

Tuy nhiên, là một người từng trồng sen đá thì chắc hẳn cũng phải “ngậm trái đắng” ít nhiều vì chúng. Mặc dù là dành nhiều thời gian và tâm huyết để chăm sóc nhưng lại nhận kết quả trái ngược.

Vậy tại sao khi loài sen đá lại trở nên “mỏng manh” hơn được chúng ta chăm sóc? Đáng lẽ ra chúng phải phát triển tốt hơn chứ?

Vấn đề không nằm ở cây sen đá, mà nó đến từ việc chúng ta đã đưa chúng ra khỏi môi trường quen thuộc, vốn giúp cho chúng “bất tử”.

Mọi cơ chế sinh tồn của loài sen đá bị đổi lộn, chúng không được chăm theo cách chúng muốn, mà là theo cách chúng ta muốn. Nếu muốn cây sen đá khỏe mạnh, tốt hơn hết tạo ra môi trường thích hợp cho nó.

cách xử lý sen đá khi mới mua về

Thay vì phải mất hàng tháng trời tự tìm hiểu, thì MOW Garden muốn chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc sen đá của mình, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho sở thích của mình. Dưới đây hướng dẫn bạn cách xử lý sen đá khi mới mua về, do giai đọan ban đầu đóng vai trò rất quan trọng tới khả năng sống còn của cây sen đá sau này.

I – Vì sao cần phải xử lý cây sen đá mới mua về

1 – Sen đá bị sốc nhiệt

Nghe tới cụm từ “sốc nhiệt”, nhiều người sẽ dễ lầm tưởng với hiện tượng cây sen đá bị cháy lá khi được đặt dưới trời nắng gắt. Thực tế, ngay cả khi được trồng trong mát thì cây sen đá vẫn có thể bị sốc nhiệt. Và hiện tượng sốc nhiệt ở cây sen đá thậm chí nó còn diễn ra ở nơi có khí hậu mát mẻ như là Đà Lạt.

Cây sen đá bị sốc nhiệt khi có sự thay đổi nhiệt độ xung quanh xảy ra một cách đột ngột, mà khi đó sen đá chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này. Đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến cho cây sen đá bị chết thường xuyên. Và hiện tượng sốc hiện diễn ra rất thường xuyên, do quá trình vận chuyển, thời tiết thất thường hoặc đến từ tác động ngoại cảnh.

Khi cây sen đá được mua từ một nơi có khí hậu mát mẻ như là Đà Lạt, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… chuyển về nơi có khí hậu nóng (hoặc ngược lại) thì nó thường hay dễ bị sốc nhiệt. Dấu hiệu là một vài lá sen đá sẽ bị mềm nhũn, mất màu hoặc đen lại. Nếu như không kịp xử lý thì nó sẽ lan ra những lá còn lại, và sẽ khó tránh khỏi hao hụt.

Do đó, cần phải xử lý cây sen đá mới mua về ngay, nhằm hạn chế cây bị sốc nhiệt, và giúp cho cây sen đá dần thích nghi với môi trường mới.

1.2 – Giá thể thoát nước kém

Sen đá là một loại thực vật mọng nước, tức là nó có khả năng tích trữ nước và dinh dưỡng trong các bộ phận của mình, giúp cho nó sống sót qua những đợt khô hạn kéo dài. Do đó, cây sen đá không cần phải tưới nước quá nhiều, thông thường nó có thể sống được mà không cần phải tưới từ 7 đến 30 ngày. Hãy thử mà xem!

Đâu đó vẫn có một số loại sen đá ưa ẩm, nhưng đó chỉ là một số ngoại lệ, phần còn lại thì vẫn rất nhạy cảm với nước. Đa số các loại sen đá rất dễ bị úng nước nếu đất quá ẩm ướt, hoặc tưới nước quá nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến cho cây sen đá bị úng nước chính là do loại giá thể đang sử dụng không phù hợp với điều kiện khí hậu nơi trồng.

Có thể lấy giá thể của các nhà vườn ở Đà Lạt làm ví dụ. Họ sử dụng những loại giá thể có thành phần chủ yếu là xơ dừa, có khả năng giữ ẩm cao, và rất giàu dinh dưỡng. Loại giá thể này có thể phù hợp với điều kiện khí hậu khô lạnh tại Đà Lạt, nhưng khi đưa chúng về nơi có khí hậu nóng ẩm thì lại là một vấn đề khác.

Nước là chất dẫn truyền nhiệt độ tốt hơn so với không khí. Chính vì thế, khi giá thể giữ ẩm quá cao khiến cho nhiệt độ của giá thể thay đổi nhanh chóng, và bộ rễ của cây sen đá không hề thích điều này. Sau thời gian trồng loại giá thể ẩm bạn sẽ nhận ra cây sen đá rất chậm phát triển, mặc dù rằng đã tưới nước rất đúng nguyên tắc.

Nếu như bạn mua cây sen đá từ Đà Lạt, đưa về nơi xứ nóng ẩm như Sài Gòn hoặc Hà Nội, thì nên thay cho nó một loại giá thể mới. Giá thể phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm là loại giá thể có độ tơi xốp tốt, thông thoáng và thoát nước tốt. Sau đây, MOW Garden sẽ hướng dẫn bạn trộn giá thể cho cây sen đá.

II – Cách xử lý sen đá khi mới mua về

1 – Chuẩn bị giá thể cho cây sen đá

Dưới cây là công thức trộn giá thể mà MOW Garden muốn giới thiệu tới bạn. Tùy theo điều kiện nơi bạn đang sinh sống sẽ có nguồn nguyên liệu khác nhau, không nhất thiết phải giống 100% thì mới đem lại hiệu quả. Quan trọng nhất là yếu tốt tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt là được.

Nguyên liệu:

  • Than tổ ong (hoặc đá akadama, đá pumice)
  • Đá perlite
  • Phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò khô, phân dơi,…)
  • Đất sạch trồng cây
  • Trấu sống
  • Chất phòng bệnh (thuốc tím, vôi nông nghiệp hoặc trichoderma)

Than tổ ong rất dễ tìm, nó phổ biến tại các quán hàng ăn, và lại còn miễn phí nữa. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn than tổ ong đã cháy hết (không bị đen) để sử dụng, sau đó cần đập nhỏ than tổ ong tới kích thước 0,5 – 1 cm, và đưa đi ngâm trong nước vôi khoảng hai ngày để loại bỏ dư lượng tạp chất và xử lý mầm bệnh.

Nếu như không muốn tốn thời gian phải xử lý thì bạn có thể mua đá akadama hoặc đá pumice để thay thế cho than tổ ong. Bạn có thể thêm đá perlite vào hoặc không, bởi nó cũng có tác dụng tương tự, nhưng được cái vô trùng và rất nhẹ. Tuy nhiên, không nên trộn đá perlite với tỷ lệ cao vì nó giữ ẩm, hạt nhỏ dễ khiến cây bị úng nước.

Trấu sống cũng có tác dụng giúp thoát nước nhanh, nhưng nó mục rất nhanh, nên chỉ dụng với lượng nhỏ để đỡ mất thời gian thay giá thể mới. Còn thành phần phân hữu cơ và đất sạch thì có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cây dễ bám vào giá thể hơn.

Công thức30% than tổ ong + 30% đá perlite + 15% phân hữu cơ + 15% đất thịt + 10% trấu sống.

Các tỷ lệ và thành phần có thể thay đổi, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu nơi bạn đang sinh sống. Miễn làm sao loại nguyên liệu thoát nước tốt luôn ở quanh mức 60%, còn lại có thể thay đổi tùy thích.

Có thể bổ sung một số chất phòng bệnh cho cây như thuốc tím, vôi nông nghiệp hoặc trichoderma. Lưu ý, không nên trộn chung trichoderma với thuốc tím hoặc vôi nông nghiệp, do trichoderma vốn là nấm đối kháng, nó sẽ bị chết khi trộn chung lại.

2 – Hướng dẫn cách thuần cây sen đá

Sen đá có mặt ở khắp nơi trên thế giới, mỗi loài đều có một đặc điểm sinh trưởng riêng, nên sẽ không có một phương pháp thuần dưỡng chung cho tất cả. Cách thuần sen đá dưới đây là một gợi ý giúp bạn thuần sen đá từ vùng khí hậu lạnh sang vùng khí hậu nóng, từ đó gia tăng tỷ lệ sống của cây sen đá tốt hơn.

Bước 1: Đặt cây tại thoáng gió, đủ sáng

Khi mới mua về, không nên tưới nước ngay cho cây sen đá, mà hãy đặt nó tại một nơi thoáng gió, mát mẻ và có đủ ánh sáng trong vòng từ 3 – 5 ngày. Điều này giúp cho cây ổn định trở lại, và dần làm quen với môi trường mới. Việc bỏ tưới nước vài ngày sẽ không làm ảnh hưởng gì đến cây, bởi cây sen đá vốn đã dự trữ sẵn nước trong các bộ phận.

Bước 2: Kiểm tra lại độ ẩm

Sau vài ngày, giá thể đã bắt đầu khô lại. Tuy nhiên, để chắc ăn thì nên kiểm tra lại độ ẩm, xem nó đã khô hẳn chưa. Nếu như quan sát thấy bầu đất vẫn còn ướt, sẫm màu, khi cầm lên có cảm giác thấy nặng tay thì không nên thay vào lúc này. Hãy đặt cây tại nơi mát mẻ, có đủ ánh sáng và tiếp tục chờ đợi thêm vài ngày nữa cho bầu đất thật khô.

Nếu như khi kiểm tra lại bầu đất mà thấy giá thể không còn sẫm màu, bắt đầu tơi ra, khi cầm lên có cảm giác thấy nhẹ thay thì đã có thể tiến hành bước tiếp theo được rồi.

Bước 3: Cắt tỉa lại bộ rễ cũ

Thông thường, để cho nhanh gọn, thì mọi người sẽ trồng luôn cây sen đá với bầu đất cũ vào giá thể mới. Tuy nhiên, cách làm này sẽ giữ lại bộ rễ cũ kỹ chằng chịt, vốn chẳng biết là nó còn khỏe mạnh hay không, hay là đã bị chết một phần, và thậm chí là có một số rễ cũ tiềm ẩn những mầm bệnh.

Việc cắt tỉa rễ sẽ giúp loại bỏ bớt phần những phần rễ cũ này, từ đó tạo sự thông thoáng cho phép rễ mới dễ phát triển một cách dễ dàng, bám chặt vào giá thể mới hơn. Ngoài ra, việc cắt tỉa rễ còn là một cách để giúp kích thích ra rễ mới.

Đầu tiên ta rủ bớt đi giá thể cũ, do đã khô hẳn nên nó sẽ rất dễ bung ra, phần rễ cũ sẽ lộ ra. Sau đó hãy dùng kéo thật sạch thật sắc để cắt tỉa bớt phần rễ rũ, chỉ chừa lại khoảng 1,5cm, và chừa lại phần rễ cọc (rễ to). Nếu như thấy rễ cũ đã có dầu hiệu bị bệnh, tức là bị đen và nhũn thì nên cắt tỉa bỏ hẳn.

Bước 4: Đặt cây tại nơi thoáng gió, đủ sáng

Sau khi cắt tỉa xong, không nên trồng ngay vào giá thể mới mà cần chờ đợi từ 3 – 7 ngày. Nên đặt cây tại một nơi thoáng gió, mát mẻ và có đầy đủ ánh sáng. Lượng ánh sáng cần thiết là đặt cây dưới nắng trực tiếp từ 2 – 3 tiếng mỗi ngày, trước thời điểm 10 giờ sáng hoặc sau 2h giờ chiều. Chẳng hạn như từ 7 – 9h sáng.

Việc không trồng ngay mà để bên ngoài như vậy sẽ giúp cho các vết thương hở của sen đá có thời gian khô đi và lành lại. Nếu trồng ngay lúc này thì rất dễ bị vi khuẩn tấn công vào các vết thương hở này.

Bước 5: Trồng vào giá thể mới

Chuẩn bị một chậu đất nung vừa vặn với kích thước của cây. Lót bên dưới một lớp than tổ ong. Sau đó đặt cây vào và thêm giá thể mới cho đủ mặt chậu. Không ém đất chặt đất. Tiếp tục phủ lên trên một lớp than tổ ong hoặc một lớp sỏi, giúp cho lá tầng cuối không tiếp xúc với đất, tránh bị vi khuẩn tấn công,

Không cần tưới ngay vào lúc này, mà hãy để sang ngày hôm sau rồi mới tưới. Trong vòng đầu, chúng ta chỉ nên tưới vừa đủ aarmm chứ không nên tưới quá nhiều vì cây chưa thể quen với giá thể mới ngay được.

Bước 6: Đặt cây tại nơi thoáng gió, mát mẻ và đủ ánh sáng

Tới đâu thì gần như đã thuần xong cây sen đá. Tuy nhiên, nó chưa thể sống dưới nắng mưa mà vẫn phải chờ đợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *