Cây xanh được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe con người, thế nên rất nhiều người mong muốn đưa cây xanh vào trong phòng ngủ với mong muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là top 10 các loại cây xanh trồng trong phòng thích hợp nhất mà bạn nên tham khảo.

Cây xanh đã được chứng minh là có thể giúp cho con người hạnh phúc hơn, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, gia tăng khả năng tập trung và khả năng sáng tạo của não bộ. Nên cũng chẳng lạ gì khi mà ai cũng muốn trồng thật nhiều cây xanh trong không gian sống của mình, với số lượng nhiều nhất có thể.

Hãy thử nghĩ mà xem sau một ngày làm việc vất vả mệt mỏi thì tận hưởng không khí xanh mát từ cây xanh sẽ tuyệt vời ra làm sao. Môi trường mà càng “thiên nhiên” thì sẽ càng giúp bạn giảm bớt những căng thẳng, lo âu và tâm trạng cũng nhẹ nhàng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc đặt cây xanh trong phòng ngủ thì lại không đơn giản như vậy nữa.

Vì ai cũng biết rằng, đa số các loại cây xanh đều có cơ chế hấp thụ khí oxy vào ban đêm, khiến cho không gian phòng ngủ trở nên ngột ngạt đặc biệt là với những căn phòng kín.

Hơn nữa, cây xanh còn là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng khác “ghé thăm”, điển hình trong số đó là loài muỗi gây bệnh. Do đó, có rất nhiều người hỏi nên để cây gì trong phòng ngủ là thích hợp?

Cây trồng trong phòng ngủ

Hiện nay có rất nhiều loại cây trồng trong nhà, và một vài cây trong số đó là phù hợp để trong phòng ngủ. Trong bài này MOW Garden sẽ giới thiệu những loại cây trồng trong phòng ngủ, chúng không chỉ giúp gia tặng lượng oxy, cải thiện chất lượng không khí mà còn có thể hút mùi và lọc sạch độc tố trong không khí. Từ đó tạo ra bầu không khí trong lành để bạn tận hưởng một giấc ngủ chất lượng hơn.

I – Có nên để cây xanh trong phòng ngủ không?

Không thể phủ nhận cây xanh có rất nhiều lợi ích đối với con người. Khi điều kiện sống hiện đại không cho phép ta gần gũi với thiên nhiên như tổ tiên được, thì việc trồng cây xanh trong nhà là một sự lựa chọn rất tuyệt vời. Nhưng riêng phòng ngủ thì liệu có nên đặt cây xanh tại đây hay không? Vì chúng ta sẽ gặp một số bất lợi sau đây:

Thứ nhất, vào ban đêm cây xanh hấp thụ khí oxy và thải ra khí cacbonic, vì vậy nó sẽ trở thành đối tượng cạnh tranh oxy trực tiếp với bạn, và gián tiếp làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Nhưng việc cạnh tranh này có thể gây hại đến sức khỏe là những lời đồn hoàn toàn vô căn cứ. Vì có thêm vài người vào phòng ngủ chung còn chẳng sao nữa là, thì vài cái cây có ăn thua gì đâu chứ?

Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy lượng CO2 mà cây thải ra vào ban đêm nằm trong mức độ vô hại và thậm chí quá trình hô hấp từ cây còn giúp tạo ra nhiều hợp chất khí khiến môi trường trong lành và dễ chịu hơn.

cay dat trong phong ngu

Thứ hai, điều lo ngại ở đây chính là cây xanh có thể thu hút muỗi và các loại con côn trùng khác về trú ngụ, nên nó sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và tạo cảm giác khó chịu cho bạn. Ngoài ra việc tưới cây khiến không gian ẩm ướt tạo điều kiện môi trường cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Thứ ba, cây xanh đâu có phải là những món đồ trang trí vô tri vô giác, mà nó chính là những thực thế đang sống, thế nên chúng sẽ có những chu trình thay lá và rụng lá rất tự nhiên. Điều này khiến cho căn phòng ngủ trở nên bừa bộn, mất vệ sinh và khó dọn dẹp. Vào những lúc mệt mỏi thì bạn sẽ không muốn nhìn thấy cảnh tượng này đâu nhỉ.

trong cay xanh trong phong ngu

Tuy nhiên, cây cảnh có vô vàn chủng loại khác nhau, nên hẳn là sẽ có một số cây có thể trồng được trong phòng ngủ. Hãy dựa theo một số nguyên tắc dưới đây để lựa chọn cây thích hợp đặt trong phòng ngủ. Chắc chắn việc trồng thêm cây xanh trong phòng ngủ sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.

Theo phong thủy thì cây cảnh còn được xem là đại diện của nguồn năng lượng dương, giúp tạo ra sự cân bằng với năng lượng âm vốn có của phòng ngủ, làm xua tan sự lạnh lẽo của căn phòng, và tạo ra cảm giác ấm cúng cho gia đình.

Nếu nhất quyết phải đặt cây xanh trong phòng ngủ thì nên chọn loại cây phù hợp, và phòng ngủ của bạn phải đủ rộng để đặt cây. Vị trí đặt cây xanh cũng được khuyến cáo nên đặt ở cách xa giường ngủ.

II – Lưu ý khi chọn cây trong phòng ngủ

1 – Cơ chế quang hợp ngược (Thực vật CAM)

Vào ban đêm, những loại cây xanh thông thường sẽ có cơ chế sinh học là hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2, đây là cơ chế mà ai cũng biết, nhưng ngược lại có một số loại thực vật lại có cơ chế hấp thụ khí CO2 vào ban đêm. Đó là những loại thực vật thực vật CAM hay là cây quang hợp CAM (viết tắt của Crassulacean acid metabolism).

cay nha oxy ban dem

Quá trình quang hợp CAM này là để giúp cho thực vật giữ nước vào ban ngày được tốt hơn. Do đó, thực vật CAM thường là những loại thực vật sống trong điều kiện khí hậu khô cằn. Vào buổi sáng, thực vật sẽ đóng các lỗ khí không để hạn chế lượng hơi nước thoát ra ngoài để chúng trữ lại nước quý giá này.

Mà lỗ khí khổng lại chính là nơi giúp cây hấp thụ khí CO2 trong không khí, mà đóng lại rồi thì lấy đâu ra CO2 cho quá trình quang hợp?

Vậy nên cây sẽ phải lựa chọn thời điểm hấp thụ khí CO2 vào thời điểm mát mẻ nhất trong ngày là vào ban đêm, độ ẩm lúc này cũng tăng lên đáng kể nên sẽ hạn chế làm thoát hơi nước ra ngoài.

Thực vật CAM không hề tạo ra khí O2 vào ban đêm vì quá trình quang hợp được thực hiện vào buổi sáng. Tuy nhiên, lượng khí O2 vẫn được thải ra vào ban đêm vì buổi sáng lỗ khí khổng đóng lại để nên lượng khí O2 không thoát ra được. Chỉ khi vào ban đêm lỗ khí khổng mở ra thì lượng khí O2 này mới thoát ra ngoài. Do đó, vẫn có thể nói rằng chúng cung cấp khí oxy vào ban đêm.

Cay quang hop nguoc

Những loài cây thuộc dòng thực vật CAM này rất thích hợp để trồng trong phòng ngủ vì ban đên nó sẽ làm tăng lên lượng khí oxy, đồng thời hấp thụ bớt khí CO2, cũng như góp phần thanh lọc và giảm bớt đi khí độc có hại cho cơ thể trong không khí. Không khí bên trong phòng ngủ được cải thiện đáng kể sẽ mang tới sự dễ chịu, giúp chất lượng giấc ngủ được nâng lên.

Một điều tuyệt vời là dòng thực vật CAM không hề giới hạn trong các loài thực vật mọng nước như xương rồng, sen đá,… mà chúng có thể xuất hiện trên nhiều loại thực vật khác nữa. Một số loài cây thực vật CAM điển hình là cây lưỡi hổ, cây lan chi, cây lan ý,…

2 – Kích thước phù hợp với phòng ngủ

Trong phòng ngủ sẽ thường có thêm một vài món đồ nội thất chiếm gần hết diện tích căn phòng. Mảng còn lại là để đặt cây cũng không còn được bao nhiêu. Vậy khi lựa chọn cây xanh còn phải có kích thước phù hợp, không nên quá to và um tùm vì sẽ choáng hết lối đi, gây cảm giác ngột ngạt và khó chịu.

Cây xanh có tán lá quá um tùm sẽ tạo điều kiện cho côn trùng và muỗi trú ẩn gây cảm giác khó chịu. Mỗi lần dọn vệ sinh cũng rất khó khăn. Chính vì vậy, những loại cây trong phòng ngủ thường sẽ nhỏ gọn và thông thoáng, có thể trồng trong những loại chậu cây nhỏ để bàn.

3 – Nắm rõ kiến thức về cây xanh

Không nhất thiết cứ phải là cây thực vật CAM thì mới có thể đặt trong phòng, vì lượng hấp thụ khí O2 của cây xanh thật sự là không đáng kể, bạn có thể kết hợp một số cây mình thích với thực vật CAM. Tuy nhiên, để đưa cây xanh vào trong phòng thì cần nắm rõ các đặc tính sinh trưởng của cây xanh. Hãy tìm hiểu xem cây có thích hợp trồng trong khu vực thiếu ánh sáng hay không? Cây cần phải tưới nhiều hay tưới ít.

4 – Chọn cây có mùi hương dễ chịu

Nếu hít phải những mùi khó chịu thì bạn sẽ cảm thấy rất khó ngủ. Bởi vì khứu giác của chúng ta có mối liên hệ mật thiết với các tế bào thần kinh cảm giác, đan xen với những sợi dây thần kinh khác có chức năng để phân biệt các loại mùi. Tác động của những mùi hương khó chịu sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Những loại cây toát ra hương thơm quá nồng cũng sẽ làm kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Hãy lựa chọn những loại cây ít có mùi hương hoặc có mùi hương nhẹ nhàng và thoang thoảng vì chúng giúp bạn dễ thả lỏng tinh thần, đi sâu vào giấc ngủ hơn.

5 – Không nên đặt quá nhiều cây trong phòng ngủ

Đầu tiên, có quá nhiều cây xanh trong phòng ngủ sẽ khiến cho căn phòng trở nên rất lộn xộn và ngột ngạt. Đừng tin vào những hình ảnh trên mạng vì nó chỉ có giá trị “sống ảo” mà thôi. Thực tế, khi bước vào căn phòng ngủ có quá nhiều cây xanh sẽ trông rất hỗn độn, việc chăm sóc cây xanh sẽ làm cho căn phòng ngủ trở nên tệ hại hơn bao giờ hết.

Thứ hai, vào ban đêm cây xanh sẽ “cạnh tranh” oxy trực tiếp với bạn, và nó cũng thải ra rất nhiều khí CO2 vào không khí, làm cho bầu không khí trở nên vô cùng ngột ngạt. Đặt một vài cây thì ảnh hưởng này không đáng kể, nhưng với số lượng lớn thì cần phải cân nhắc lại. Những thực vật CAM có thải ra oxy vào ban đêm nhưng với lượng rất ít.

III – Những loại cây trồng trong phòng ngủ

1 – Cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một trong những loài thực vật CAM, với khả năng hấp thụ khí CO2 vào ban đêm để quang hợp vào ban ngày. Cây lưỡi hổ có thể nhả khí O2 nhưng với lượng rất ít. Tuy nhiên, quá trình hấp trụ khí CO2 của cây lưỡi hổ góp phần làm gia tăng lượng khí O2. Cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí vì nó có thể hấp thụ một số loại khí độc hại như fomaldehyde rất tốt.

  • Tên khoa học: Sanseveria trifasciata
  • Tác dụng: Cây lưỡi hổ nhả oxy vào ban đêm ngủ ngon hơn và có khả năng thanh lọc không khí rất tốt.
01 cay trong phong ngu cay luoi ho

2 – Cây bàng Singapore

Không chỉ có tác dụng trang trí cho phòng ngủ thêm độ “chanh xả” mà bàng Singapore còn có khả năng hấp thụ các loại chất khí độc trong không khí rất tốt, giúp cho bầu không khí trong phòng ngủ luôn trong lành và tươi mát. Cây bàng Singapore rất dễ chăm sóc, hầu như không cần động tay động chân gì nhiều mà chỉ tưới nước thôi là đủ.

Loại cây này không ưu nắng mặt trời chiếc trực tiếp, vì quá nóng sẽ bị cháy lá, nên để tại nơi có nhiều ánh sáng hắt như gần cửa sổ. Nếu căn phòng ngủ quá tối thì có thể bổ sung đèn quang hợp, còn không thì không nên trồng cây này. Tuy rằng cây bàng Singapore rất ưu ẩm, nhưng không nên tưới nước quá nhiều sẽ khiến cây bị úng nước.

  • Tên khoa học: Ficus lyrata
  • Tác dụng: Thanh lọc không khí rất tốt.
04 cay trong phong ngu bang singapore

3 – Cây thường xuân

Thường xuân là loài cây nằm trong danh sách những loại cây thanh lọc tốt nhất do NASA nghiên cứu và bầu chọn. Nó có khả năng hấp thụ các chất khí gây ô nhiễm trong không khí rất tốt, điển hình như là chất formaldehyde, vốn là một loại chất khí gây hại phát ra từ đồ nội thất gỗ dán, gỗ nhựa,…

Giống cây này tương đối dễ trồng nên sẽ phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Nếu được đặt trong điều kiện thuận lợi thì cây thường xuân còn bị xem là giống thực vật xâm thực gây hại, bởi nó phát triển quá nhanh. Treo một chậu cây thường trong phòng ngủ vừa có tác dụng trang trí vừa giúp phòng ngủ thêm xanh mát.

  • Tên khoa học: Hedera helix
  • Tác dụng: Một loại “máy lọc không khí” tự nhiên hiệu quả, nó giúp loại bỏ các chất khí ô nhiễm trong không khí.
03 cay trong phong ngu cay thuong

4 – Cây trầu bà

Nếu như bạn là người bận rộn, ít có thời gian để chăm sóc cây cảnh thì loại cây trầu bà sẽ là một sự lựa chọn phù hợp. Vì là loài cây có sức sống mãnh liệt, chúng dễ dàng sinh sống trong mọi điều kiện nên phát triển rất nhanh. Sự quá phổ biến của cây trầu bà làm cho nhiều “xem thường” tới loài thực vật này.

Nói về khả năng làm sạch không khí thì cây trầu bà luôn đứng hàng đầu, nên cũng thường hay thấy người ta trồng trồng bà để cải thiện chất lượng không khí. Bạn có thể treo những cây trầu bà ở gần cửa sổ, đặt trong góc phòng hoặc trên kệ sách đều tiện.

  • Tên khoa học: Epipremnum aureum
  • Tác dụng: Cây trầu bà (vạn niên thanh, hoàng tâm diệp) giúp loại bỏ khí độc trong không khí.
02 cay trong phong ngu cay trau ba

5 – Cây dây nhện

Cũng là một loại “máy lọc không khí” tự nhiên rất hiệu quả, với khả năng hấp thụ khí formaldehyde tới 90% trả lại bầu không khí trong lành. Ngoài ra, cây dây nhện cũng giúp loại bỏ chất carbon monoxide (khí CO) và một số chất khí gây hại khác như là benzenxylen. Ngoài ra, cây này còn hấp thụ cả chất nicotine trong khói thuốc lá.

Nếu như bạn không rành về chăm sóc cây thì cây dây nhện sẽ một sự lựa chọn rất tuyệt vời. Loài cây này không những có sức sống mãnh liệt mà nó còn sinh sản rất nhanh chóng, một cây có thể để ra nhiều cây. Sau một thời gian thì bạn có thể có cả một rừng cây dây nhện.

  • Tên khoa học: Chlorophytum comosum
  • Tác dụng: Thanh lọc không khí cực tốt, chỉ một khóm có thể làm sạch không khí cả phòng.
05 cay trong phong ngu cay nhen

6 – Cây đa búp đỏ

Với khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời, cây đa búp đỏ là loài cây được trồng trong nhà rất phổ biến trên thế giới. Nó có thể hấp thụ tốt khói thuốc lá, cũng như những loại khí gây ô nhiễm khác như là carbon monoxide, formaldehyde… từ đó giúp bầu không khí trong phòng luôn được trong lành.

Cây đa búp đỏ có lá to, xanh mướt, kiểu dáng rất gọn gàng thích hợp để đặt trong phòng ngủ. Loài cây này cũng rất dễ chịu, có thể sống tại nhiều môi trường khác nhau, từ chỗ thiếu nắng đến nơi nhiều nắng, chịu được hạn mà cũng rất ưu ẩm.

  • Tên khoa học: Ficus elastica
  • Tác dụng: Cây đa búp đỏ thanh lọc không khí rất tốt.
06 cay trong phong ngu cay da bup do

7 – Cây hoa dành dành

Hương thơm dễ chịu phát ra từ cây hoa dành dành có tác dụng xoa dịu thần kinh rất tốt nên việc đặt loại cây này trong phòng ngủ sẽ giúp cho giấc ngủ luôn đạt chất lượng. Loài cây này cũng tương đối dễ chăm sóc, phù hợp với người có ít thời gian, tuy nhiên hãy đặt cây dành dành tại vị trí có nhiều nguồn sáng như gần cửa sổ, giống trời hoặc bên hiên nhà.

  • Tên khoa học: Gardenia angustifolia Merr
  • Tác dụng: Tạo hương thơm nhẹ cho phòng ngủ. Lọc không khí đem đến không gian trong lành và tươi mát.
07 cay trong phong ngu cay danh danh

8 – Cây lan ý

Lan ý loài thực vật được trồng phổ biến nhất trong nhà vì không những dễ sống mà còn có tác dụng cải tạo bầu không khí cực tốt. Cây lan ý được NASA đưa vào danh sách những loài cây có tác dụng lọc không khí trong nhà tốt nhất. Nó có thể hấp thụ những chất độc hại như benzen, formaldehyde, trichloroethylen, amoniac, xylen, toluen và một số chất ô nhiễm khác nữa.

  • Tên khoa học: Spathiphyllum
  • Tác dụng: Có khả năng hút ẩm, tiêu diệt nấm mốc giúp đem đến bầu không khí trong lành.
08 cay trong phong ngu cay lan y

9 – Cây cau kiểng

Là một trong những loại cây dễ chăm sóc nên cây cau kiểng rất thích hợp đặt trong phòng ngủ. Nó rất ít khi bị rụng lá, chịu được hạn và thanh lọc không khí rất tốt. Đặt cây cau kiểng trong phòng sẽ giúp loại bỏ những chất khí ô nhiễm độc hại, đặc biệt là có thể hấp thụ được khí amoniac phát ra từ thuốc nhuộm vải, quần áo mới. Do đó, nên đặt tại vị trí gần tủ quần áo, chăm nệm, tấm trải hoặc ghế sofa.

09 cay trong phong ngu cay cau kieng

10 – Cây nha đam (lô hội)

Cây nha đam nổi tiếng là một loại “thần được” được giới chị em cực kì yêu thích, trồng loại cây này vừa có tác dụng trang trí nhà của, lâu lâu thì có thể lấy để đắp mặt nạ. Và tuyệt vời hơn nữa là loài cây này là một loại thực vật CAM, có thể hấp thụ khí CO2 vào ban đêm, và còn hấp thụ một số loại khí độc hại khác, từ đó giúp không khí phòng ngủ luôn trong lành.

  • Tên khoa học: Aloe barbadensis
  • Tác dụng: Hấp thụ khí CO2 vào ban đêm, thanh lọc và làm sạch không khí rất tốt, khi cây xuất hiện đốm nâu có nghĩa là không khí đang bị ô nhiễm quá mức
10 cay trong phong ngu cay lo hoi 2

MOW Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *