Ngũ gia bì là một loài cây cảnh cao cấp được nhiều người ưu chuộng, vì chúng khá là dễ trồng và chăm sóc. Hơn nữa, cây ngũ gia bì cũng mang lại rất nhiều giá trị về phong thủy, trang trí và đặc biệt là trong y học. Vậy làm sao để trồng cây ngũ bì sóc đúng cách để chúng phát triển tốt.

Trồng cây ngũ gia bì thực sự là nhàn tênh, không phải mất quá nhiều công chăm sóc mà chúng vẫn luôn xanh tốt qua thời gian. Và bằng một cách kì diệu nào đó mà nó vẫn phát triển ngay cả khi không bón phân thường xuyên. Tuy nhiên, không có nghĩa là cây ngũ gia bì bất tử, và không gặp phải các vấn đề đâu nhé.

Phải nói rằng cây ngũ gia bì có sức sống mãnh liệt, kháng sâu bệnh tốt nhưng tại sao vẫn có người trồng không thành công.

Đó là vì bạn đã không am hiểu về nhu cầu thực sự của cây, cách chăm không đúng làm hại tới cây khiến cho nó dần dần lụi tàn.

Bài viết chia sẻ dưới đây là những kinh nghiệm cách trồng cây ngũ gia bì được tích cóp qua nhiều năm, và phải trả giá không ít lần rồi.

Hy vọng bạn sẽ nhận được những giá trị từ bài viết này, và giải đáp phần nào các thắc mắc.

cách trồng cây ngũ gia bì

I – Cây ngũ gia bì là bì?

Trước tiên cùng hiểu về loài thực vật “đắt giá” này nhé. Cây ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera heptaphylla, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae). Chúng xuất hiện nhiều tại các quốc gia Châu Á, như là Trung Quốc, Malaysia, Nhân Bản, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì đang được bán phổ biến ngoài thị trường như một loại cây cảnh trong nhà với tác dụng để trang trí và phong thủy cho ngôi nhà. Cây ngũ gia bì cũng có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.

Tác dụng cây ngũ gia bì trong dân gian là được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc cổ, giúp chữa trị các loại bệnh rất hiệu quả. Ngoài ra, cây ngũ gia bì còn được trồng như một loại cây thuốc có giá trị khai thác phục vụ cho ngành dược.

II – Thông tin trồng cây ngũ gia bì

trồng cây ngũ gia bì
  • Danh pháp khoa học: Schefflera heptaphylla
  • Tên gọi khác: Sâm nam, cây dáng, lá dằng…
  • Tên tiếng Anh: Umbrella plant
  • Phân họ: Nhân sâm (Araliaceae)
  • Khí hậu: Nhiệt đới
  • Nguồn gốc xuất sứ: Châu Á
  • Yêu cầu ánh sáng: Ánh sáng tán xạ
  • Nhu cầu nước: 200 – 250ml/ngày
  • Nhiệt độ thích nghi: 15oC – 30oC
  • Tính chất đất: Đa dạng
  • Độ pH của đất: 6.0 – 6.5

III – Cách trồng cây ngũ gia bì trong nhà

Môi trường trong nhà thường sẽ có nguồn ánh sáng hạn chế, nên có rất ít loại cây xanh có thể tồn tại được. Vậy đối với cây ngũ gia bì thì sao? Có thể trồng cây ngũ gia bì trong nhà được không? Và cách chăm sóc ra sao để cây luôn khỏe?

1 – Lựa chọn vị trí đặt cây

Vị trí đặt cây xanh liên quan đến nguồn ánh sáng cung cấp cho cây. Mà nguồn ánh sáng lại chính là “thức ăn” giúp cho các hoạt động sinh hóa ở cây được diễn ra bình thường và cây ngũ gia bì cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng cây ngũ gia bì có thể “nhịn ăn” rất giỏi, tức là nó chịu được bóng râm.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể trồng cây ngũ gia bì trong nhà, nhưng cần định kì đưa cây ra nguồn sáng để cây có thể quang hợp.

Trường hợp trồng cây trong tối quá lâu ngày có thể khiến cây bị thiếu hụt dưỡng chất. Và những hiểu hiện rõ nét được thể hiện qua lá của chúng. Cụ thể là lá của ngũ gia bì sẽ bị vàng và rụng dần.

Tất cả nguồn ánh sáng từ đèn dân dụng đều không có đủ bước sóng cho cây. Cho nên, có trồng cây tại nơi bật đèn cả ngày cũng không đủ, về lâu dài thì cây sẽ gặp nhiều vấn đề.

Bạn có thể mua đèn trồng cây để bổ sung thêm ánh sáng giúp cây duy trì sức sống tốt hơn.

Tốt hơn hơn hết là nên đặt cây tại các khu vực có nguồn sáng đầy đủ, có ánh sáng mặt trời hắt vào nhưng không quá gắt, vì nắng chiếu trực tiếp có thể khiến cây bị cháy lá.

trồng cây ngũ gia bì trong nhà

2 – Chuẩn bị giá thể trồng cây

Cây ngũ gia bì được trồng trong nhà thì đa số rất hạn chế về đất, đồng nghĩa với việc hạn chế về sự phát triển. Mặc dù cây ngũ gia bì không kén loại đất nào, nhưng chúng phát triển tốt với các loại giá thể có độ tơi xốp tốt, giàu độ mùn và dinh dưỡng.

Nếu lựa chọn cách trồng cây ngũ gia bì trong chậu thì bạn nên trộn loại giá thể thích hợp. Để tạo ra loại giá thể như mong muốn thì không quá khó khăn. Chưa kể nguồn nguyên liệu tại Việt Nam vừa tốt lại vừa rẻ nữa.

Cụ thể, những loại nguyên liệu dùng để trộn giá thể gồm có than mùn, tro trấu, phân rơm, mụn xơ dừa, đá perlite… Tùy vào nhu cầu bạn sẽ có tỷ lệ phối trộng giá thể khác nhau.

Trong đó có đá perlite là có giá cao nhưng bạn cũng không nó cũng chỉ cần lượng khá ít với tỷ lệ dưới 10%. Còn phân rơm, xơ dừa có chứa nhiều dinh dưỡng, giữ ẩm tốt, thoát nước cũng tốt nên sẽ chiếm tỷ lệ cao với 70-80%.

Từ đây có thể suy ra một vài công thức. Ví dụ: xơ dừa 70% + 10% tro trấu + 10% đá perlite + 10% phân hữu cơ.

3 – Trồng cây ngũ gia bì trong chậu

Cây ngũ gia bì vẫn có thể phát triển tốt trong chậu nhỏ so với kích thước tiềm năng của nó. Điều này giúp hạn chế tối đa việc phải thay giá thể liên tục mỗi khi cây phát triển “quá khổ” so với kích thước chậu hiện có. Khi thay chậu nên lựa chọn chậu có kích thước rộng hơn từ 2 – 3 cm so với kích cỡ chậu cũ.

Các bước tiến hành thay chậu:

  • Bước 1: Lót một lớp đá hoặc xỉ than bên dưới. Giúp đảm bảo tính thoát nước tốt
  • Bước 2: Dốc ngược cây ngũ gia bì, nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu cũ, hạn chế để bể bầu.
  • Bước 3: Loại bớt một phần đất cũ đã hết dinh dưỡng.
  • Bước 4: Tỉa lại phần rễ màu vàng, mềm nhũn. Giữ lại rễ khỏe có màu trắng và giòn.
  • Bước 5: Đặt cây vào chậu mới và cho thêm phần giá thể mới vào.
  • Bước 6: Lắc lắc chậu để đảm bảo giá thể phân bổ đều hết chậu
  • Bước 7: Tưới nước nhẹ và đưa cây vào khu vực mát mẻ.
trong cay ngu gia bi trong chau

Trong giá thể mới nếu đã có sẵn phân hữu cơ thì không cần bổ sung thêm gì nữa. Cứ để cây được yên tĩnh, cho nó thời gian để hồi phục. Sau một tháng kiểm tra thấy cây phát triển khỏe mạnh, đã ra mầm mới thì có thể bón thêm phân bón. Xem cách bón phân cụ thể tại mục bên dưới.

IV – Hướng dẫn chăm sóc cây ngũ gia bì

1 – Đảm bảo nguồn ánh sáng

Cây ngũ gia bì có thể sống trong môi trường thiếu sáng và cả môi trường ngoài trời. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc một số vấn đề sau đây khi lựa chọn vị trí trồng cây.

Nhiều người thắc mắc tại sao tôi trồng cây ngũ gia bì ngoài nắng hoàn toàn mà chẳng bị làm sao cả, nó không hề bị cháy lá nên đâu cần phải để cây trong mát.

Thực ra cây ngũ gia bì có thể trồng ngoài trời với thời lượng nắng cả ngày nhưng trong điều kiện nhiệt độ nơi đó phải thấp, chẳng hạn như nhiệt độ của Đà Lạt, Sơn La hay Mộc Châu.

Đối với khu vực có nắng nóng gắt gao thì chỉ có một số cây sống lâu năm mới có khả năng chịu được nắng nóng mà thôi.

Tuy nhiên, dù là cây già thì vẫn có vài lá bị cháy nhưng bạn sẽ không để ý thấy đâu. Trường hợp bạn đưa cây ngũ gia bì còn non ra ngoài nắng gắt thì sẽ thấy cháy lá rất rõ rệt.

dieu kien anh sang trong ngu gia bi

2 – Tưới nước thế nào mới đúng?

Đối với loài thực vật nào cũng vậy, luôn cần cung cấp nước đầy đủ cho quá trình sinh trưởng của mình. Trong tự nhiên, cây ngũ gia bì loài thực vật chịu hạn tốt, nên đôi khi bạn quên tưới thì cây vẫn xanh tốt nhưng điều này sẽ gây bị stress đấy. Hãy luôn đảm bảo cây được tưới điều độ và đúng cách. Nhưng cách tưới như thế nào thì mới gọi là đúng?

huong dan cham soc cay ngu gia bi
Cây ngũ gia bì bị đen thân do úng rễ

Trước tiên bạn cần đam bảo đất phải có độ tơi xốp tốt và luôn đảm bảo tính thoát nước, tránh để nước đọng lại quá nhiều.

Khi đất quá ẩm sẽ làm hệ thống rễ cây bị ngộp vì thiếu oxi, và cũng là nguyên nhân hàng đầu cho vi khuẩn và nấm bệnh phát triển. Hãy luôn đảm bảo đất có một độ ẩm nhất định thì cây sẽ phát triển rất mạnh mẽ.

Làm sao để biết khi nào thì sẽ tưới cây? Bằng một cách rất đơn giản, hãy dùng ngón tay để kiểm tra xem đất đã khô chưa? Hoặc khi nhìn vào vào bề mặt bắt đầu khô thì cũng là lúc nên tưới rồi.

Tóm lại, để dễ nhớ thì bạn nên để chậu cây thật khô rồi tưới sẽ luôn tốt hơn là tưới khi chậu quá ẩm ướt. Vì một khi cây bị úng nước sẽ khó cứu hơn khi bị khô hạn.

Nguồn nước sử dụng nên đảm bảo sạch sẽ như nước máy để qua ngày chẳng hạn. Nước giếng cần sủi oxi qua đêm để giảm phèn. Nước sông thì càng tốt vì có phù sa đồi dào.

Hiện tượng lá cây bị thâm đen, lá héo úa và bị cháy nâu từ ngoài viền là khi cây bị úng nước. Ta cần ngưng tưới nước để cây hồi phục, đồng thời giảm lượng nước tưới lại, có thể tưới kích rễ để cây mau hồi phục.

3 – Kiểm tra độ ẩm không khí

Bình thường thì chẳng ai lại quan tâm tới các chỉ số đo độ ẩm làm gì. Với họ nó chẳng có mấy ý nghĩa gì cả. Trên thực tế, độ ẩm không khí là một yếu tố tác động tới sự phát triển của cây ngũ gia bì. Đối với môi trường có độ ẩm thấp sẽ thường làm xuất hiện một số loại côn trùng khá khó chịu với cây ngũ gia bì.

cách chăm sóc cây ngũ gia bì
cách chăm sóc cây ngũ gia bì

Môi trường hong khô là điều kiện tuyệt vời cho Nhện Đỏ và Rệp Vảy phát triển. Và cây ngũ gia bì rất ghét hai thứ này. Khi cây bị tấn công bởi hai loại côn trùng này thì xử lý cũng khá mệt mỏi. Tốt hơn hết bạn nên duy trì độ ẩm trong không khí bằng cách xịt ẩm cho cây.

4 – Nên bón phân thế nào và vào lúc nào?

Đối với những cây non, đặc biệt là một số loại cây trồng thủy sinh thì hầu như không cần chất dinh dưỡng. Chúng sống dựa vào không khí các bạn ạ. Đùa thôi. Thực ra các loại cây non của chúng ta có nhu cầu về dinh dưỡng rất ít, nên hầu như không cần phân bón vẫn có thể phát triển được. Một tháng bạn có thể hòa tan khoảng 1 muỗng phân hữu cơ để bón.

Khi cây lớn, có nhiều nhánh phát triển um xùm thì ta bắt đầu nghĩ đến việc bón phân cho chúng được rồi. Với một lượng lá và thân nhiều thì bạn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho chúng phát triển ổn định.

Không có dinh dưỡng thì cây vẫn có thể sống tốt. Đây là phương pháp để các nghệ nhân tạo dáng bonsai cây. Gọi là bỏ đói cây để cây tự dưỡng, thường có tốc độ phát triển chậm chạm, và tập trung và thân là chủ yếu. Nên để có được một cây ngũ gia bì bonsai sẽ phải tốn rất nhiều thời gian.

Ngừng cho ăn khi nhiệt độ giảm hoặc bất cứ khi nào cây không hoạt động. Bạn cũng có thể muốn giảm hoặc dừng hoàn toàn một cách nghiêm túc khi bạn quyết định rằng nó đủ cao và đã đạt đến chiều cao cuối cùng (hoặc mong muốn).

5 – Nhân giống cây ngũ gia bì

Không dễ dàng để nhân giống những cây trồng trong nhà này đối với những người trồng bình thường (chúng tôi chưa bao giờ thực sự gặp nhiều may mắn), nhưng nếu bạn thích thử nó, bạn cần loại bỏ các ngọn cây trồng vào mùa xuân và sử dụng chúng làm vật liệu nhân giống (giâm cành).

Lấy một vết cắt khoảng 5cm hoặc sâu hơn và đặt nó vào đất tương tự mà cây bố mẹ nên trồng trong bầu đất hoặc một cửa hàng mang phân trộn đến. Có lẽ bạn nên sử dụng chất kích rễ và mặc dù nghe có vẻ thông thường, hãy chắc chắn rằng ngọn mọc hướng lên trên chứ không phải vào đất!

MOW Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *