Ai cũng muốn trồng thêm canh xanh trong nhà để không gian sống trở nên sinh động hơn nhưng lại không dám đem chúng về nhà vì sợ sẽ không chăm sóc nổi, và khi cây bị chết sẽ rất hao phí tiền của. Dưới đây là cách chăm sóc cây cảnh trong nhà giúp bạn yên tâm hơn khi đem cây về nhà.

I – Trồng cây cảnh trong nhà có khó hay không?

Thật ra khi mới bắt đầu trồng cây đều ít nhiều phải ra đi vài em thì mới thành thạo được. Vì cây phát triển và tồn tại theo những gì mà chúng đã được “lập trình” sẵn qua bộ mã gen, còn ta chỉ tạo điều kiện để giúp chúng phát huy được bản năng vốn có của chúng. Khi ta không đáp ứng được thì cây xanh bị tèo là điều hiển nhiên.

Những người trồng cây bị chết càng nhiều thì kinh nghiệm sẽ càng phong phú. Mỗi một lần cây bị chết đều có một lý do cụ thể, nào là cây bị thiếu nước, lúc thì bị úng nước, lúc thì bị cháy nắng, bị thiếu nắng hoặc nặng hơn là bị nấm bênh không thể chữa trị.

Và chỉ khi ta bắt tay vào hành động và quan sát thì ta mới nhận ra được những giá trị cốt lõi sau những lần thất bại này.

Dám đón nhận những thất bại và tiếp tục tiến lên là cách đã giúp cho loài người tồn tại tới tận bây giờ. Vậy tại sao khi mới trồng được có vài cây bị chết mà đã nản lòng.

Và rồi sau đó cảm thấy mình không có duyên chăm sóc cây, và không bao giờ dám trồng thêm cây nào nữa. Thật sự rất đáng tiếc khi bạn phải dừng lại theo cách này.

cham soc cay xanh trong nha

Một viễn cảnh tươi đẹp hoàn toàn có thể xảy ra khi ta dám tiếp tục. Những khách hàng của MOW Garden là một minh chứng của điều này, và một khi đã có đầy đủ kinh nghiệm thì ngoài vẻ đẹp của cây xanh thì bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hơn là những gì mà bạn tưởng tượng.

Về cách chăm cây cảnh trong nhà thì sẽ có những khác biệt đối với cây ngoài trời. Vì Cây cảnh đặt trong nhà sẽ có cách chăm sóc khác với cây cảnh đặt ngoài trời hay trồng trong đất vườn. Bởi vì những yếu tố như ánh sáng, tưới nước, độ ẩm và nhiệt độ cũng sẽ rất khác nhau, đòi hỏi cách chăm sóc cũng khác. Đừng vì những khó khăn ban đầu mà từ bỏ hãy kiên nhẫn với cây của bạn.

II – Vì sao cây trong nhà lại dễ chết?

Có nhiều lý do khiến cho cây của chúng ta bị chết, có thể chia thành hai yếu tố tác động chính đó là yếu tố Chủ quan và Khách quan. Trong đó, yếu tố khách quan là những gì xảy ra bên ngoài môi trường như là khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, các loại sâu bệnh hại. Và đây là những yếu tố này hoàn toàn tự nhiên, theo cơ chế sinh tồn vốn đã tồn tại rất lâu rồi, nên ta không cần phải bận tâm tới chúng quá nhiều làm gì?

cách chăm sóc cây cảnh trong nhà

Yếu tố chủ quan do con người tác động mới chính là nguyên nhân khiến cho cây bị chết. Vì lợi nhuận, cây cảnh được trồng công nghiệp được nhận một chế độ chăm sóc tối ưu, trong một môi trường hoàn hảo, các thuốc kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu được sử dụng thường xuyên.

Cũng chính nhờ điều đó mà các loại cây cánh nhìn lúc nào cũng xanh mơn mởn, nhưng sau một thời gian đưa về trồng thì lại “lụi dần”.

Với các loại cây cảnh công nghiệp vốn đã quen với “mức sống cao cấp” từ khi còn nhỏ tới trưởng thành, thì việc “bước ra ngoài xã hội” sẽ là một thách thức rất lớn.

Nhưng trái lại, những loại cây được lớn lên trong trong tự nhiên, nơi có điều kiện khắc nghiệt hơn nhiều, thì chúng lại tỏ ra rất dễ thích nghi khi thay đổi môi trường.

Trong điều kiện sống khó khăn cây xanh sẽ tự động kích hoạt cơ chế sinh tồn giúp chúng dễ dàng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ấy, và nó cũng sẽ tự hình thành các kháng thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Do đó, những loại cây này sẽ dễ chăm sóc hơn nhiều dù rằng chúng không có vẻ ngoài đẹp “mướt mà” như những loại cây công nghiệp.

cửa hàng bán cây cảnh

Thế nhưng khi đi mua hàng thì đại đa số đều chỉ quan tâm vào 3 tiêu chí Nhanh – Đẹp – Rẻ, nên hàng loạt cây cảnh được sản xuất với số lượng cực lớn theo cách công nghiệp thì mới đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn. Chúng ta đưa những loại cây “công tử” này về và bắt chúng sống trong điều kiện mới (chưa nói đến khắc nghiệt) thì chắc hẳn sẽ bị sốc môi trường.

Tóm lại, nguyên nhân hàng đầu khiến cho cây chết cũng chính là do con người cả thôi. Một bên thì cung cấp cây theo nhu cầu còn một bên thì mua theo thị hiếu mà không tìm hiểu kỹ nên mới thành ra thế này. Do đó, cách tốt nhất để cây trong nhà sống tốt được chính là nâng cao sự hiểu biết của bạn về cây cối.

III – Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh trong nhà

1 – Lựa chọn cây trong nhà phù hợp

Thông thường, khi đi đã mua cây về nhà rồi thì ta mới bắt đầu lên mạng tìm hiểu về loại cây đó. Lúc này thì mới nhận ra mình không có đủ điều kiện để chăm sóc những loại loại cây X hay cây Y đó. Và khi cây xanh phải sống trong môi trường không thích hợp thì chúng cũng sẽ bị lụi dần theo năm tháng mà thôi.

Đó chính là lý do vì sao MOW Garden luôn khuyên mọi người nên tìm hiểu về loài cây mà mình chuẩn bị mua trước khi ra quyết định.

Hãy đảm bảo rằng nơi đặt cây sẽ có môi trường sống tự nhiên nhất để khi mua về ta sẽ không cần phải đá động gì đến chúng quá nhiều. Và việc còn lại chỉ là ngắm nghía chúng, rồi quan sát biểu hiện xem mình nên làm gì thì phù hợp.

Không có loại cây nào giống loại cây nào, kể cả có cùng chủng loài với nhau thì chúng cũng có điều kiện sống khác nhau, và cách chăm sóc cũng sẽ khác nhau.

Điều kiện sống của cây chính là những yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, đọ ẩm và điều kiện chăm sóc cho cây là khoảng thời gian mà bạn có thể bỏ ra cho cây mỗi ngày.

lua chon cay canh trong nha

Khi bạn đáp ứng được những điều kiện sống cơ bản cho cây thì tự động chúng sẽ phát triển rất khỏe mạnh mà không cần phải bỏ ra quá nhiều công để chăm sóc. Chúng ta chỉ có thể tuân theo những “chế độ mặc định” của tự nhiên chứ không thể đi ngược lại được. Có nghĩa là hãy xem cây như một thực thể sống trong tự nhiên, có đầy đủ các cơ chế sinh tồn có trong sẵn trong gen, chứ không phải mà một loại đồ dùng trang trí vô tri vô giác.

2 – Kiên nhẫn quan sát cây xanh

Vốn dĩ trong tự nhiên cây cối đã tồn tại cơ chế sinh tồn trong mã gen của chúng rồi nên chúng ta không nên tác động quá nhiều mà hãy để chúng tự sống theo đúng tự nhiên đã lập trình. Do đó, thay vì chăm chút quá nhiều thì hãy quan sát cây xanh nhiều hơn, rồi từ đó hiểu về cách chúng đã sinh tồn ra sao. Khi đã hiểu về cây xanh rồi thì ta sẽ dễ dàng biết cách cung cấp đúng những thứ mà chúng thật sự cần.

cach cham soc cay trong nha 2

Trồng cây cảnh là một “thú chơi” mang lại những trải nghiệm rất khác nhau cho mỗi người. Mục đích của việc trồng cây trong nhà cũng sẽ khác nhau hẳn, vì có người thì trồng cây cảnh như là một món đồ để trang trí nhà cửa, để chụp hình khoe lên mạng xã hội hoặc đơn giản là vì ý nghĩa phong thủy của loại cây đó. Sau tất cả, thì chúng ta cây xanh cũng chẳng khác gì một món đồ.

Với tâm trạng của một người chơi như vậy thì ai mà lại không muốn cây lúc nào cũng luôn xanh tốt và phải lớn thật nhanh. Chúng ta tìm tới những “bí thuật” để điều khiển cây cối theo mong muốn của mình. Và rồi mọi thứ không theo như ý muốn thì cái cây đó xem như hết giá trị “lợi dụng”, và nó như một món đồ cần phải “thanh lý môn hộ” cho rộng chỗ.

cay trong trong nha

Nếu quan sát thì bạn cũng nhận ra rằng là trong tự nhiên chẳng có một loại thuốc kích rễ nào, cũng chẳng có phân bón N-P-K hay thuốc trừ sâu gì cả nhưng tại sao cây cối vẫn luôn phát triển xanh tốt đấy thôi.

Bản năng sinh tồn tuyệt vời của cây cối chỉ được kích hoạt khi chúng phải đối mặt với điều kiện khó khăn. Tương tự vậy, khi đặt chúng ta vào nhưng hoàn cảnh khốn khó thì tự bản thân phải động não suy nghĩ làm sao để tồn tại được.

Nếu như tưới ít nước thì cây sẽ phải kích hoạt cơ chế sinh tồn của chúng, bộ rễ bắt đầu cảm nhận tình trạng thiếu nước và nó buộc phải sản xuất các hóc-môn sinh trưởng giúp kích thích phân sinh, làm cho bộ rễ dài ra để tìm tới được nguồn nước.

Trong bản năng sinh tồn bằng mọi giá phải tìm được nguồn nước vì nếu không chúng sẽ bị chết khô.

Bạn thấy đấy, mong muốn của chúng ta không thể quyết được sự sinh trưởng của cây mà chỉ nên quan sát chúng rồi sau đó cung cấp cho cây côi những thứ chúng cần. Chỉ cần giúp cây có được môi trường sống thuận lợi thì cây sẽ phát triển xanh tốt, không cần phải dùng “bí thuật” gì ở đây cả. Hơn nữa điều này cũng giúp bạn “nhẹ gánh” hơn phần nào trong việc chăm sóc cây xanh.

3 – Chế độ tưới nước cho cây

Cung cấp nước cho cây đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển của cây xanh. Mỗi loại cây xanh sẽ có một nhu cầu tưới nước khác nhau nên chúng ta cần phải tìm hiểu nhu cầu trước khi tưới cây. Thông thường mọi người sẽ mong muốn cây mau lớn sẽ tưới thường xuyên, vượt quá nhu cầu của cây, lượng nước ứ đọng không được cây hấp thụ sẽ làm cho cây bị úng nước.

Ngược lại, việc cây bị thiếu nước thường xuyên có thể làm cho cây bị “căng thẳng” khiến cho hệ miễn dịch của cây suy giảm, cây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Thiếu nước thường xuyên cũng làm cho cây bị còi cọc chậm phát triển do không có nước để hòa tan nguồn dinh dưỡng trong đất thường xuyên.

Nắm bắt được nhu cầu nước thực sự của cây giúp ta biết cách tưới nước sao cho đúng liều lượng giúp cây phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi loại cây có nhu cầu nước khác nhau thì sao ta có thể biết được chính xác.

Nếu tìm hiểu trên mạng thì các thông tin lượng nước/ngày cũng không chính xác vì còn tùy thuộc vào cả kích thước nữa. Cây lớn hơn thì nhu cầu nước lớn hơn.

tuoi nuoc cay trong nha

Để nhận biết được nhu cầu của mỗi loại cây thì quan sát là phương pháp tốt nhất. Và việc quan sát cây để nhận biết được nhu cầu nước của một loại cây không hề chiếm quá nhiều thời gian đâu. Ban đầu chúng ta chỉ cần chú ý tới bề mặt đất xem đã khô hẳn hay chưa là đủ. Thường thì lúc này ta sẽ tưới cây là phù hợp.

Tuy nhiên, nhu cầu về lượng nước rất khác nhau nên ta sẽ lấy “bề mặt đất đã khô ráo” làm tiêu chuẩn để phân loại ra nhu cầu tưới nước của một số loại cây. Một số cây mong nước thì sẽ cần phải khô hoàn toàn thì mới nên tưới, nên sẽ cần đất khô hẳn mới tưới. Một số loại thì chỉ cần khô 1/3, còn một số thì hơi khô khô một tí là tưới được rồi.

  • Hiện tượng dư nước: lá chuyển màu, không đâm chồi mới, rụng lá, thối nhũn cây.
  • Hiện tượng thiếu nước: lá chậm phát triển, màu nâu khô, khô viền lá, màu vàng và quăn lại.

Tóm lại, không có công thức tưới nước chung cho các loại cây. Bài viết này chỉ hướng dẫn cách bạn quan sát nhu cầu nước của cây, chứ không thể đi vào từng trường hợp cụ thể được. Hơn nữa, tìm hiểu nhu cầu nước của cây là một trải nghiệm trong quá trình trồng cây trong nhà rất đáng để bạn tìm hiểu.

4 – Ánh sáng cho cây xanh

Bất kể loại cây xanh nào cũng cần tới ánh sáng để quang hợp, giúp chúng tổng hợp các chất cần thiết để phát triển và sinh tồn. Cây xanh trong nhà có khỏe mạnh hay không sẽ tùy thuộc vào chất lượng nguồn sáng và thời lượng nhận sáng. Do đó, trước khi mua cây xanh trong nhà bạn cần phải đảm bảo yếu tố ánh sáng rồi hãy quyết định.

Mỗi loại cây có một nhu cầu “ăn” ánh sáng rất khác nhau, và những thông tin này đều có thể tìm hiểu qua internet. Hãy kiểm tra hoặc hỏi chủ cửa hàng xem loại cây này nó phù hợp với khu vực, vị trí ánh sáng như thể nào? Đa số các loại cây trong nhà đều không chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp nhưng chúng cũng có nhu cầu ánh sáng. Cụ thể là ánh sáng tán xạ là rất tốt.

anh sang cay trong nha

Nếu như bạn muốn trồng cây xanh trong nhà nhưng lại không có nhiều nguồn sáng thì có thể sử dụng tới một số loại đèn trồng cây, nó có thể cung cấp đầy đủ các bước sóng giúp cây có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, chi phí để mua sắm đèn chuyên dụng sẽ khá đắt đỏ. Vẫn có một số loại cây trong nhà chỉ cần ánh sáng đèn dân dụng là đủ.

Tuy nhiên nếu tận dụng được ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn so với ánh sáng nhân tạo, cây quang hợp tốt, lá xanh và sinh trưởng khỏe mạnh.

5 – Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng trong nhà

Những loại cây trồng trong nhà thường không có nhu cầu quá cao về dinh dưỡng nên bạn sẽ thấy chúng vẫn luôn xanh tốt dù đã không chăm bón một thời gian. Tuy nhiên, nếu muốn thì bạn vẫn có thể sử dụng một số loại phân bón tan chậm, phân bón dạng nước hoặc phân bón dạng hạt để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

bon phan cho cay trong nha

Trong phân bón sẽ có các hàm lượng tỷ lệ N – P – K khác nhau, trong đó N là Đạm (Nitơ) – P là Lân (Photpho) – K là Kali, và mỗi khi thay đổi tỷ lệ này thì cách dùng loại phân bón đó cũng khác. Đối với cây trồng trong nhà sẽ ít nhận ánh sáng và thường là cây không có hoa nên sẽ phù hợp với những loại phân có tỷ lệ N – P – K cân bằng.

Những loại phân N – P – K có tỷ lệ cân bằng như là 16 – 16 – 16; tỷ lệ 10 – 10 – 10 hoặc tỷ lệ 4 – 2 – 2. Bạn có thể xem các tỷ lệ này trên phân bao bì của sản phẩm phân bón để cân nhắc khi mua. Hạn chế sử dụng những loại phân hỗn hợp sử dụng cho cây ra hoa trái, vì chúng thường có tỷ lệ Kali rất cao.

phan bon cay trong nha 1

Về cách bón phân thì nên dựa theo nguyên tắc đơn giản đó là “bón ít nhưng nhiều lần“, cách này sẽ giúp bạn dễ kiểm soát hơn là bón nhiều một lúc. Khi một lượng phân bón trong đất quá nhiều sẽ dần tích tụ lại tạo thành muối gây tổn thương cho bộ rễ làm chết cây.

Cây đang trong trạng thái khỏe mạnh sẽ hút được nhiều dinh dưỡng, còn cây yếu thì sẽ hút được rất ít. Do đó, nếu bạn bón phân khi cây còn đang yếu thì sẽ làm cho lượng muối dư thừa bị tích tụ lại. Chắc chăn sẽ làm cho cây của bạn ngày càng yếu và chết dần. Hãy để cho cây được hồi phục bộ rễ rồi mới bón phân sau.

6 – Phòng ngừa sâu bệnh cho cây

Trong điều kiện trồng trong nhà thì không ai muốn phải sử dụng thuốc trừ sâu cả, vì dù là loại nào đi chăng nữa nó cũng ít nhiều có hại tới sức khỏe con người. Do đó, việc phòng bệnh cho cây là ưu tiên hàng đầu cần phải thực hiện.

Thông thường thì cây trong nhà hay bị nhện, phấn trắng và rệp tấn công, hầu như không gặp tình trạng bị sâu ăn lá. Do đó bạn chỉ cần thường xuyên lau sạch lá bằng cồn để ngăn ngừa là đủ. Nếu như cây đang bị tấn công ở mức độ nặng thì có thể sử dụng thuốc xịt muỗi trong nhà.

7 – Cắt tỉa cây thường xuyên.

Bạn nên thực hiện cắt tỉa lại cây cảnh theo định kì để giúp cây phát triển được tốt hơn, cũng như giúp cho cây đạt được kiểu dáng mà mình mong muốn. Quá trình cắt tỉa cũng là một cách giúp bạn thư giãn đầu óc cũng như thể hiện được óc sáng tạo của mình.

Kỹ thuật cắt tải cây không có gì quá to tắt nhưng với người thiếu kinh nghiệm thì đây là cả một vấn đề. Trước tiên bạn cần hiểu rằng cây cũng là một thực thể sống, sẽ có lúc già đi và cần thay mới. Do đó, những bộ phần là già hay lá sâu sẽ cần phải loại bỏ để cây tập trung dinh dưỡng cho những mầm non phát triển. Hơn nữa, cắt bớt lá cũng là cách phát quang giúp những chiếc lá khác nhận được nhiều ánh sáng hơn.

cat tia lai cay trong nha

Xuất hiện quá nhiều mầm non cũng không hề tốt cho sự phát triển của cây cảnh. Mỗi mầm non này làm hao tốn rất nhiều dinh dưỡng của cây, khiến cho cây bị đuối “nuôi không nổi”, vì vậy chỉ nên giữa lại số ít mầm khỏe và phải hy sinh bớt các mầm còn lại. Làm như vậy thì cây sẽ cân đối và ra nhánh khỏe và đẹp hơn.

Khi cây phát triển lâu ngày sẽ dần trở nên um tùm, rậm rạp. Từ đó làm thu hút rất nhiều côn trùng, nấm bệnh và vi khuẩn dễ dàng ẩn nấp và phát triển. Về lâu dài thì cây sẽ bị tấn công và suy giảm sức đề kháng. Chính vì thế, cắt tỉa lại cây cảnh định kỳ giúp cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh lại vừa giúp cây luôn “giữ dáng”.

8 – Thay chậu cho cây hàng năm

Sau một thời gian trồng thì bộ rễ của cây sẽ phát triển chiếm hết không gian của chậu cây cũ. Điều này khiến cho cây bị hạn chế rất chiều, các rễ cây bị chèn ép không thể mọc thêm rẽ mới nên cũng bị hạn chế trong việc hấp thu dinh dưỡng.

Tới một thời điểm nào đó, hệ thống rễ chỉ cung cấp dinh dưỡng vừa đủ để nuôi cây mà thôi. Chúng sẽ không thể lớn thêm nữa hoặc rất chậm lớn.

Do đó, hãy thay chậu cho cây mỗi năm để chúng có thể không gian mới phát triển bộ rễ của mình. Thay chậu mới chúng là cách để loại bỏ bớt phần rễ cũ đã bị hư hại trước đó, từ đó hệ rễ mới không bị chèn ép mà dễ dàng phát triển hơn.

Khi thay rễ mới bạn hãy nhớ bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng, chất mùn và một số loại vi sinh mới.

thay chau cho cay trong nha

MOW Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *